Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (1044–1117)
Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (1044–1117) là vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ Hoàng thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Cùng với sự trợ giúp của Lý Thường Kiệt, Bà đã có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý; nỗi bật qua hai lần nhiếp chính, 2 cuộc chiến tranh với nhà Tống (1075 và 1077) và chăm lo đến việc mở mang dân trí, thi cử học hành.

 


 


 


Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan - có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan - là một cô gái hái dâu,chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lý. ỷ Lan rađời ở làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xãDương Xá, huyện Gia Lâm - Hà Nội) - năm nào không rõ,sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở kinh thành Thăng Long vàonăm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lý Nhân Tông. Sách Mộngkhê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép "Nhật Tôn (tức LýThánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là LýThượng Cát (Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loancùng coi việc nước".

 

Câu chuyện Yến Loan vào cung vua Lý, đó là một giai thoại người người đều nghe, đều biết.

 

Thuở ấy vào năm Quý Mão (1063) Lý Thánh Tông đã đến bốn mươituổi. Vua chưa có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngàytriều thần lo ngại. Vua bèn thân hành đi cầu tự khắp cácchùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu nghiệm, Lý Thánh Tônglo lắng cho triều đình nhà Lý và xã tắc Đại Việt. Mộtsớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dươngquang phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tônghoàng đế cùng hòa vào dân chúng trong hội làng đông vui. Traigái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá củavua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy.Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềmnhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gìđến mình. Cô gái vẫn miệt mài bên bãi dâu, mặc cho đoànngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, bèn cho đòi ngườicon gái có vẻ "kiêu căng" đang đứng bên nương dâu kề gốclan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung nhẹnhàng tới quỳ tâu: Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làmlụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ có đâu dám mongđi xem rước và nhìn mặt rồng".

 

Vua thấy cô gái ăn mặcquê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lờiphong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những ngườicon gái mà vua đã từng gặp. Vua yêu vì sắc, trọng vìnết, nên cho cô gái theo long giá về kinh đô. Cô gái làng quêđược đón về cung vua ấy là Yến Cô Nương xinh đẹp,nết na của làng Siêu-Loại (Sủi). Nhưng Lý Thánh Tông là ôngvua chăm việc nước, luôn luôn thân chinh dẹp giặc. Vua ít nhànrỗi để ngự tới cung ỷ Lan. Đương lúc cung ỷ Lanvắng tiếng đàn, tiếng sáo, thì bỗng một hôm sau khi Thánh Tôngđi trảy hội chùa Thổ Lỗi, cung ỷ Lan lại nhộn nhịphơn xưa. Yến Cô Nương nhờ "thông minh vốn sẵn tưtrời" được học tập, trau dồi đã trở thành một cung phi "nổidanh tài sắc một thời" kinh sử làu thông, văn chươnguyên bác. Lý Thánh Tông đem lòng yêu mến, phong làm ỷ Lan phunhân, lấy tên cung ỷ Lan và cũng có ý kỷ niệm cô gái đứngtựa bên gốc lan, khi tuân lệnh đến bệ kiến buổi đầu ởlàng Sủi (Siêu Loại).

 

Sau đó (1066), ỷ Lan sinh hạđược một hoàng tử lấy tên là Kiền Đức. Kiền Đức tráncao, tay dài quá gối, thông minh, tuấn tú, vua càng yêu dấuhơn, Yến Loan được tôn là ỷ Lan nguyên phi - đứngđầu các cung phi, sau thái hậu; con trai được lập làm thái tử.

 

Năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặcngoại xâm. Trong khi vua cùng Lý Thường Kiệt ở ngoài biêncương, ỷ Lan nguyên phi đảm đang, chăm lo quốc sự,trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân thánphục, cõi nước được yên vui. Lý Thánh Tông từ ngoài biên ảiđánh trận lâu ngày không thắng, chán nản rút quân quayvề. Về chưa đến nơi, nghe dân chúng Châu Cư Liên (Tiên Lữ,Hải Hưng) ca ngợi nguyên phi ỷ Lan ở nhà trị nướcrất giỏi, lòng dân cảm hóa, được suy tôn là bà Quan Âm, vuaThánh Tông tự trách mình: "Nguyên phi là đàn bà còn làm đượcnhư thế, ta là đàn ông há thua sao! Vua lại tiếp tụctrở ra đánh giặc, lần này thắng trận. Năm đó, mùa hạ vua đemquân về ca khúc khải hoàn, đại xá cho thiên hạ, giảmthuế khóa, phát tiền lụa, thóc cho dân nghèo. ỷ Lan rất nhântừ dạy con ngoan, đào tạo con trở thành một nhà vua anhminh sau này; lại lo cho dân giàu nước mạnh, yêu thươngnhân dân được mọi người kính phục.

 

Năm Nhâm Tý (1072)tháng giêng mùa xuân, Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên.Hoàng thái tử Kiền Đức lên ngôi vua, tức vua Lý NhânTông. Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là ỷ Lan nguyên phi lênlàm Linh Nhân hoàng thái hậu. ỷ Lan vừa giúp coi triều chính,vừa làm nhiệm vụ bà mẹ dạy dỗ con. Trong khi vua cònthơ ấu, ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng LýThường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lầnquân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, ỷLan đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lươngchuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy ỷ Lanđã cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xã tắc; công ấyđời sau còn nhắc mãi.

 

ỷ Lan xuất thân là một thônnữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữnông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bàcho xuất của trong kho chuộc về, và xây dựng chồng conhạnh phúc cho họ. Về việc này Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn:"Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, contrai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Tháihậu (tức ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhânchính vậy!". ỷ Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăngcường quân đội, bố phòng, chăm lo việc mở mang dântrí, việc thi cử học hành và còn ban hành nhiều điều ích quốclợi dân. ỷ Lan còn khuyên vua làm điều thiện, trịđiều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi việc nôngtrang cày bừa không có trâu cày. ỷ Lan bảo vua phạt tộinặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi; có lần bà đãnói với vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấpđã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn.Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đãtừng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việcgiết trâu lại có nhiều hơn trước". Nhân Tông bèn ralệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cảvợ con và hàng xóm vì tội không tố giác.

 

Sống trong lầuson, gác tía mà lúc nào ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo,ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nôngdân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, ỷ Lan thường phát chẩnthóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việctừ thiện lập nhiều đình chùa.

 

Bà thường lui tới cácđình chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạoPhật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau làchùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồikê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏivề nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có ócphán đoán đòi hỏi các sư "nói có sách mách có chứng". Chínhnhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sáchThiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần còn ghi lại tường tậnchuyện này), mà đến nay ta còn biết gốc tích sựtruyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh(Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điềucủa Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ còntruyền lại đến ngày nay:

 

Sắc là không, không tức sắc

Không là sắc, sắc tức không

Sắc? Không? thôi mặc cả,

Mới thấu được chân tông (*)

 

Là một nữ nông dân nghèo, được hưởng phú quý vinh hoa, bà vẫncho là điều "sắc sắc, không không", đó là phù vân...Bà là một người phụ nữ vương giả, ngọc ngà vàng son khônglàm vẩn đục tâm hồn bà, cũng là một phụ nữ hiếm cótrong lịch sử nghìn năm trước.

 

Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu,Hội tường đại khánh năm thứ 8 (1117) đời Lý NhânTông, bà mất, được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh NhânHoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức.Hiện nay còn miếu thờ bà ở hai xã Cẩm Đới và Cẩm Cầu huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Vua Lê Thánh Tông (12-12-2013)
    Trần Quang Diệu(1760-1802) (03-12-2013)
    Trương Định ( 1820 - 1864) (25-11-2013)
    Nguyễn Huệ (1752 - 1792) (14-11-2013)
    Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784) (11-11-2013)
    Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761-802) (05-11-2013)
    Nguyễn Khoái  (28-10-2013)
    Tư đồ Trần Nguyên Hãn (04-10-2013)
    Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất  (30-09-2013)
    Bùi Thị Xuân (23-09-2013)
    Nguyễn Du (1766-1820) (17-09-2013)
    Tuệ Tĩnh (09-09-2013)
    Chu Văn An (03-09-2013)
    Đỗ Quang (1807-1866), một tấm lòng yêu nước thương dân. (26-08-2013)
    Phạm Phú Thứ (1820 - 1882) (20-08-2013)
    Lý Nhân Tông (02-07-2013)
    Khúc Thừa Dụ  (28-05-2013)
    Nguyễn Bá Lân  (09-04-2013)
    Từ mùa xuân Kỷ Dậu ấy (14-02-2013)
    Trần Nhật Duật (15-12-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152891147.